• 19/4/2024
  • Admin
  • Mục: Kiến thức

Recap khóa đào tạo “Adaptive L&D”: Module 3 - Đánh giá hiệu quả đào tạo (Phần 2)

Trong bối cảnh hiện nay, sự biến động khó lường về tài chính, công nghệ tác động tới mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bộ phận L&D cũng không tránh khỏi những tác động đó khi phải chứng minh hiệu quả đào tạo trong kỷ nguyên số ngày càng phức tạp, với nguồn lực bị cắt giảm. Để giúp người làm L&D thực hiện được điều đó, MCG Talent Gene xin giới thiệu nội dung Module 3 của khóa đào tạo “Adaptive L&D” - chìa khóa cho những người làm L&D thành công năm 2024.

Trong Phần 2 của Module 3, Adaptive L&D đem đến 3 nội dung quan trọng:

  • Phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo cấp độ 3 và cấp độ 4 - hai cấp quan trọng nhất giúp bộ phận L&D khẳng định vị thế trong tổ chức; cấp độ 5
  • Đánh giá hiệu quả đào tạo trong kỷ nguyên số
  • Chia sẻ kinh nghiệm quý giá và lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện đánh giá kết quả đào tạo của GV Phương Anh.

2.3. Đánh giá cấp độ 3 – Hành vi

Nhắc lại kiến thức ở phần trước, giảng viên Phương Anh nhấn mạnh đánh giá cấp độ 3 quan trọng khi có thể chứng minh được hiệu quả đào tạo thông qua đánh giá kết quả áp dụng thực tế của học viên vào công việc, những hành vi nào của học viên đã thay đổi sau chương trình đào tạo.

Thay đổi hành vi chỉ được thực hiện khi học viên có cơ hội. Cơ hội này có thể đến từ những tác nhân nội tại (sự hài lòng, thành tựu cá nhân, sự hạnh phúc) hoặc tác nhân bên ngoài (giúp đỡ và động viên, khen/thưởng/thù lao, sự công nhận).

Bằng cách đặt những câu hỏi dưới đây, bộ phận L&D có thể xác định học viên đã sẵn sàng thay đổi hành vi hay chưa.

Để có thể áp dụng vào đánh giá hiệu quả đào tạo cấp độ 3 ngay sau khóa học, học viên Adaptive L&D được giảng viên Phương Anh cung cấp mẫu Kế hoạch áp dụng sau khóa học, Đánh giá thay đổi hành vi, Mẫu câu hỏi khảo sát, Hướng dẫn phỏng vấn dành cho người học và dành cho quản lý trực tiếp. Trong đó:

  • Kế hoạch áp dụng sau khóa học: Bộ phận L&D cần đặt mục tiêu của kế hoạch, chọn 1-2 hành vi ưu tiên để áp dụng, liệt kê những hành động để đạt được mục tiêu, xác định nguồn lực hỗ trợ, ngày hoàn thành, thước đo kết quả
  • Đánh giá thay đổi hành vi sau khóa học: Bộ phận L&D cần liên tục phản hồi và đánh giá việc thay đổi hành vi và điền vào bảng đánh giá. Trong bảng đánh giá cần liệt kê hành vi nào muốn người học thay đổi, tần suất thay đổi, mức độ thành thạo khi áp dụng kiến thức mới. Sau khi đánh giá, bộ phận L&D phản hồi lại cho người học.
  • Đánh giá sau khi người học thay đổi: sử dụng mẫu câu hỏi khảo sát và hướng dẫn phỏng vấn. Kết quả bộ câu hỏi khảo sát cho biết tình hình áp dụng vào công việc của học viên, giúp bộ phận L&D biết được hiệu quả của việc hỗ trợ học viên áp dụng vào công việc sau chương trình đào tạo. Kết quả phỏng vấn cho biết người được phỏng vấn có nhận thấy hiệu suất của người học chịu ảnh hưởng thông qua việc học hay không.
  • Đánh giá năng lực: thực hiện trước và sau học.

Điều kiện để thực hiện đánh giá cấp độ 3

Nếu cấp độ 1 2 phụ thuộc rất lớn ở người học, thì ở cấp độ 3, 4, 5 phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: Bản thân học viên, Quản lý trực tiếp, Lãnh đạo cấp cao, HR, Giảng viên.

Để đảm bảo thực hiện được công tác đánh giá cấp độ 3, việc liên kết với TNA và kế hoạch đào tạo là rất quan trọng. Khi lập kế hoạch chương trình trong 1 năm, bộ phận L&D cần xác định cấp độ đánh giá của từng chương trình, đưa ra chỉ số đánh giá hiệu quả đào tạo, mục tiêu đào tạo rõ ràng. Từ đó, các bên liên quan sẽ nắm được thông tin và phân bổ nguồn lực, ngân sách thực hiện.

Để giúp học viên thay đổi hành vi, bộ phận L&D có thể:

  1. Kiểm soát bằng cơ chế để kiểm soát, giám sát đánh giá
  2. Dành thời gian để sự thay đổi được thực hiện: sau khoảng 3 tháng là thời gian thích hợp để khảo sát đánh giá để xem việc áp dụng có hiệu quả hay không. Và việc đánh giá cần thường xuyên nhắc lại sau 3, 6, 12 tháng

2.4. Đánh giá cấp độ 4 – Kết quả

Để đánh giá cấp độ 4, bộ phận L&D cần tiếp tục dựa vào mục tiêu kỳ vọng đối với chương trình và kết hợp tất cả các cấp độ. Để xác định kết quả kỳ vọng, các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng những câu hỏi sau:

  • Tiêu chí thành công của chương trình là gì?
  • Những chỉ số chính nào sẽ được cải thiện nhờ chương trình này? doanh số, lợi nhuận, chi tiêu và tiết kiệm trong một lĩnh vực nhất định, tỷ lệ sai sót và chi phí trách nhiệm liên quan, tỷ lệ giữ chân nhân viên, tỷ lệ giữ chân khách hàng…
  • Anh/Chị thấy những lĩnh vực nào đã được cải thiện nhiều nhất của Bộ phận sau khi được đào tạo?
  • Khách hàng / Đối tác có hài lòng với những cải tiến của Anh/Chị không?

Bên cạnh đó, kế hoạch đánh giá hiệu quả đào tạo cần chuẩn chỉ và chi tiết, trình bày dưới dạng bảng. Với từng cấp độ đánh giá, bảng kế hoạch cần thể hiện người sử dụng đánh giá ấy là ai, nguồn liệu cần có là gì, phương pháp thu thập dữ liệu, thời gian thu thập, nơi thu thập.

2.5. Đánh giá cấp độ 5 – Tỷ suất hoàn vốn đầu tư – ROI

Mô hình của Phillips (2003) - coi đào tạo là một khoản đầu tư hơn là một khoản chi phí và đánh giá hiệu quả đào tạo chính là đánh giá hiệu quả đầu tư.

Công thức: ROI% = (Lợi ích thu được – Chi phí đầu tư)/Chi phí đầu tư * 100%

  • Ưu điểm: tách biệt được đào tạo với các yếu tố khác.
  • Nhược điểm: không thể đánh giá được đầy đủ các phương diện, chỉ tập trung vào mặt kinh tế mà chưa tính đến các yếu tố khác.

Do đó, ROI sẽ tính được khi và chỉ khi doanh nghiệp tách bạch được tỷ trọng đào tạo và những yếu tố khác.

II. Đánh giá hiệu quả đào tạo trong kỷ nguyên số

Hiện nay, mạng lưới học tập của các tổ chức, doanh nghiệp phức tạp hơn bao giờ hết. Người học cần nhiều hệ thống hỗ trợ để có thể học được và áp dụng được kiến thức.

Thành phần chính của L&D doanh nghiệp gồm 04 chương trình tổng thể:

  • Quản trị sự nghiệp: thông qua chương trình đào tạo giúp nhân viên đạt được mục tiêu công việc, thăng tiến
  • Kỹ năng & năng lực
  • Huấn luyện và kèm cặp
  • Phát triển lãnh đạo

Để ứng được những yếu tố trên vào công việc thì bộ phận L&D cần:

  • Cá nhân hóa chương trình cho người học
  • Giúp người học có nền tảng học hỏi khám phá và trải nghiệm
  • Nội dung phù hợp, hấp dẫn và hữu ích
  • Văn hóa học tập không ngừng

III. Chia sẻ kinh nghiệm & Đánh giá kết quả đào tạo trên thực tế

Trong phần Chia sẻ kinh nghiệm và kết quả đánh giá thực tế, giảng viên Phương Anh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hiện TNA dù là khóa học được tổ chức gấp rút. Từ case study thực hiện tư vấn và triển khai đào tạo chương trình đào tạo Giám đốc Trung tâm Kinh doanh tỉnh cho khách hàng của MCG Talent Gene, giảng viên chia sẻ chi tiết từng bước thực hiện, sử dụng những kiến thức giảng viên đã dẫn giảng để giúp học viên hiểu rõ cách áp dụng kiến thức vào dự án thực tế.

Cuối cùng, giảng viên Phương Anh cung cấp thông tin tỷ lệ các cấp độ đánh giá đối với 1 kế hoạch đào tạo, được phân bổ như sau:

  • Cấp 1: 100%
  • Cấp 2: 60%
  • Cấp 3: 30%
  • Cấp 4: 10%
  • Cấp 5: 5%

MCG Talent Gene xin chân thành cảm ơn sự tham gia của Giảng viên Lê Phương Anh và những đóng góp tích cực của tất cả các Anh/Chị học viên!

Nội dung cùng chủ đề

Gửi yêu cầu đào tạo
Bắt buộc điền, chọn các trường có dấu (*)
  • * Quý danh

    Anh    Chị
  • Chấp nhận điều khoản của chúng tôi
Tôi rất ấn tượng với cách truyền đạt kiến thức của thầy Đức. Thầy đã tạo ra một môi trường học tập cởi mở, giúp chúng tôi lĩnh hội, tiếp cận bài học dễ dàng hơn.
Anh Nguyễn Đức Chiến
Anh Nguyễn Đức Chiến

Trưởng bộ phận Kinh doanh
Công ty Microtec Việt Nam

Cần hỗ trợ?

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình đăng ký hoặc có bất kỳ câu nào nào liên quan đến khóa học hãy gửi yêu cầu để được chăm sóc và hỗ trợ nhé!

Facebook Chat