- 8/4/2024
- Admin
- Mục: Kiến thức
Recap khóa đào tạo “Adaptive L&D”: Module 2 - Thiết kế trải nghiệm học tập nâng cao hiệu quả đào tạo (Phần 1)
Tiếp nối sự thành công của Module 1, tối ngày 18-19/3/2024, Module 2 của khóa học Adaptive L&D đã được tổ chức vào trên nền tảng trực tuyến Zoom, với sự dẫn dắt của giảng viên Phạm Thùy Linh – CEO Công ty CP Tomotech. Trong phần 1, Adaptive L&D mang đến cách hiểu đúng về Thiết kế trải nghiệm học tập (Learning Experience Design - LXD) và phương pháp thiết kế chương trình gắn với sự thấu hiểu người học.
Bài giảng gồm 5 nội dung chính:
- Phân biệt Learning Experience Design (LXD) và Instructional Design (ID)
- Những khoảng cách từ hiện tại đến mục tiêu học tập
- Hiểu người học và ứng dụng thiết kế trải nghiệm học tập
- User Experience (UX), User Interface (UI) và mối liên hệ với LXD
- Các chiến lược thiết kế trải nghiệm học tập và đánh giá hiệu quả thiết kế trải nghiệm học tập
1. Phân biệt Learning Experience Design (LXD) và Instructional Design (ID)
1.1. So sánh sự giống và khác nhau giữa LXD và ID
Mở đầu bài giảng, giảng viên cung cấp hiểu biết chính xác về LXD thông qua so sánh sự giống và khác nhau giữa LXD và ID.
Điểm giống nhau giữa LXD và ID:
- Lấy học viên làm trung tâm: Cả ID và LXD đều tập trung vào việc đặt học viên vào trung tâm của quá trình học tập. Cả hai đều hướng tới việc tạo ra một môi trường học tập tích cực và hiệu quả cho người học.
- Phương pháp học tập hiệu quả: Cả ID và LXD đều nhấn mạnh vào việc áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả và khoa học, như mô hình Bloom, lý thuyết học tập xã hội, và các phương pháp giảng dạy chủ động
Điểm khác nhau giữa LXD và ID được thể hiện sau bảng dưới đây:
Từ đó, giảng viên dẫn giảng về mô hình 4 yếu tố “Human – Learning – Goal – Design” trong LXD để giúp định hướng cho người làm L&D thiết kế trải nghiệm học tập đáp ứng được các cặp yếu tố:
- Con người – Học tập: Sử dụng lý thuyết học tập để tăng cường thiết kế
- Học tập – Mục tiêu: Hiểu cách học tập được đưa vào thực hành
- Mục tiêu – Thiết kế: Thiết kế sản phẩm hỗ trợ người học đạt được mục tiêu
- Thiết kế - Con người: Thiết kế quy trình và hoạt động lấy con người làm trung tâm
1.2. Đặc điểm của LXD
Thông qua những chia sẻ giữa giảng viên và các học viên về trải nghiệm học tập trong quá khứ, cả lớp nhất trí với kết luận: “Phần lớn điều tạo nên trải nghiệm học tập tuyệt vời không nằm ở nội dung mà nằm ở cách giảng dạy nội dung đó”.
LXD là sự kết hợp giữa nội dung và bối cảnh để kích hoạt hiệu suất của con người, từ đó đảm bảo mục tiêu đối với người học và đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó:
- Nội dung gồm: Thông tin, hình ảnh, phương tiện… giúp cung cấp đủ kiến thức để giúp ai đó thực hiện một nhiệm vụ.
- Bối cảnh là mọi thứ diễn ra trong khi người học cố gắng áp dụng nội dung vào công việc, bao gồm: Môi trường làm việc, Con người trong môi trường, Thách thức trong quá trình thực hiện
Để tạo ra LXD tập trung vào nội dung và bối cảnh của doanh nghiệp, LXD cần kết hợp các yếu tố sau:
- Hiệu suất của con người
- Khoa học học tập
- Tâm lý/văn hoá tổ chức, ngành
- Công nghệ học tập
- Thiết kế trải nghiệm người dùng
Tiếp đó, học viên được dẫn giảng mô hình thiết kế giảng dạy. Mô hình là sự kết hợp giữa ID và LXD, gồm 11 bước giúp bộ phận L&D có thể liên tục phản hồi và điều chỉnh trong quá trình thiết kế giảng dạy.
2. Phân tích khoảng trống về Năng lực, Động lực và Môi trường của học viên
06 khoảng trống của người học có thể có bao gồm:
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Động lực: không quan tâm kết quả, đích đến; lo lắng sự thay đổi,…
- Thói quen: nhận thấy và tin vào tầm quan trọng của điều mới, nhưng gặp khó khăn khi thực thi,…
- Môi trường: người học có chỉ dẫn, được chuẩn bị đầy đủ nhưng khi thực hiện lại không đạt được kết quả mong muốn,…
- Giao tiếp
Qua phần thảo luận, học viên hiểu và biết cách xác định chính xác khoảng cách đối với từng trường hợp cụ thể.
Tổng kết nội dung phần 1, giảng viên cung cấp bảng tổng kết những câu hỏi xác định khoảng cách của học viên.
3. Cách con người ghi nhớ và ứng dụng thiết kế trải nghiệm học tập
3.1. Khoa học não bộ
Kiến thức về cách não bộ hoạt động là nền tảng cho người làm L&D thiết kế chương trình giúp người học ghi nhớ kiến thức đã học một cách tốt nhất.
Có 3 loại bộ nhớ: Bộ nhớ giác quan, Bộ nhớ làm việc/bộ nhớ ngắn hạn và Trí nhớ dài hạn.
Biện pháp để tác động đến 3 loại bộ nhớ được đưa ra như sau:
- Để tác động và đưa kiến thức vào bộ nhớ giác quan: cần sử dụng những yếu tố kích thích như hình ảnh, video, hoạt động, cảm xúc mạnh,…
- Để đưa kiến thức từ bộ nhớ giác quan vào bộ nhớ làm việc: cần gắn kiến thức với bối cảnh và lợi ích của học viên
- Để đưa kiến thức vào trí nhớ dài hạn: tiếp nhận kiến thức hàng ngày, lặp đi lặp lại, dạy lại cho người khác, thẻ ghi nhớ,…
Để thiết kế được nội dung học tập gắn liền với công việc, người làm L&D cần phân tích công việc của nhân sự để nắm được những công việc nhân sự thực hiện trong một ngày, chi tiết từng công đoạn để đảm bảo nội dung học tiến vào tới trí nhớ dài hạn của học viên.
3.2. Khoa học học tập
Từ việc hiểu cách thức tác động tới trí nhớ, học viên Adaptive L&D có thể ứng dụng để thiết kế chương trình học tập hiệu quả bằng các hoạt động:
- Làm việc thông qua các vấn đề: học viên phát triển cách giải quyết vấn đề từ hướng dẫn của giảng viên
- Yêu cầu học viên thiết kế hệ thống ghi nhớ: đọc trước tài liệu, liệt kê những điều thuộc chủ đề học, học viên chia sẻ tình huống trong công việc,…
- Sử dụng phép ẩn dụ, so sánh với nội dung quen thuộc của người học tạo sự gần gũi, cảm xúc
Bên cạnh đó, giảng viên lưu ý rằng không phải ai cũng có cách học giống nhau và không thể điều chỉnh tình huống học tập của lớp theo từng cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta giống nhau ở nhiều phương diện và người làm L&D vẫn có thể thể tạo ra trải nghiệm học tập kết hợp nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau.
3.3. Hiểu người học
Hiểu người học là một phần của quy trình thiết kế trải nghiệm học tập tốt. Để thiết kế chương trình gắn với thông tin người học, bộ phận L&D cần thực hiện 3 bước:
Bước 1: Thông qua TNA để xác định insights người học
Bước 2: Phân tích nhiệm vụ người làm L&D cần thực hiện (học viên tham khảo bảng hỏi tư duy do giảng viên Thùy Linh cung cấp)
Bước 3: Thiết lập mục tiêu học tập – bước quan trọng nhất
Mục tiêu của người làm L&D là phải “chạm” được học viên và các stakeholder – những người sẽ chi trả cho chương trình đào tạo; phải đo được hiệu quả đào tạo. Để làm được điều đó, Thang đo Bloom - 6 cấp độ đo sự nhận thức là một công cụ hiệu quả giúp thiết kế mục tiêu học tập ở cấp độ sáng tạo. Giảng viên đưa thang đo vào ví dụ về Khóa học thiết kế web để làm rõ từng nấc thang.
(Còn tiếp)
Nội dung cùng chủ đề
Admin 5/7/2024 185
Vào ngày 27-28/3/2024, module 5 với chủ đề “Xu hướng công nghệ trong L&D” đã được tổ chức với sự dẫn dắt của chuyên gia Phạm...
Admin 21/6/2024 312
Sự đa dạng đang dần trở thành xu hướng tất yếu, được các tổ chức trên toàn cầu ưu ái. Nhận thức rõ lợi ích to lớn mà sự đa...
Admin 20/6/2024 311
Module 4 của khóa học trực tuyến “Adaptive L&D” đã diễn ra và được dẫn dắt bởi chuyên gia Đỗ Thị Hương – Phó Giám đốc Ban...
Admin 26/4/2024 446
Ai cũng từng phàn nàn về sếp kém cỏi hay đồng nghiệp rắc rối, nhưng còn những nhân viên cấp dưới khiến bạn phát điên thì...
Admin 19/4/2024 324
Trong bối cảnh hiện nay, sự biến động khó lường về tài chính, công nghệ tác động tới mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bộ phận L&D...
Admin 16/4/2024 363
Tối ngày 20 & 21/3, Module 3 của Khóa đào tạo “Adaptive L&D” đã diễn ra với sự dẫn dắt của giảng viên Lê Phương Anh – Chủ...
Trưởng bộ phận Chính sách Đãi ngộ
Công ty Chứng khoán VPS
Cần hỗ trợ?
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình đăng ký hoặc có bất kỳ câu nào nào liên quan đến khóa học hãy gửi yêu cầu để được chăm sóc và hỗ trợ nhé!