- 14/10/2021
- Admin
- Mục: Kiến thức
Các giải pháp nhân sự dành cho doanh nghiệp thời COVID
Dù đã nỗ lực thích ứng để duy trì sản xuất kinh doanh, nhưng trước làn sóng to lớn của đại dịch COVID-19 lần thứ 4, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về mặt nhân sự. Điều này đòi hỏi chủ doanh nghiệp, các lãnh đạo đưa ra các giải pháp thích hợp. Trong bài viết này, MCG Talent Gene xin chia sẻ 9 giải pháp được chia thành 2 nhóm: các giải pháp trước mắt và giải pháp đối với các doanh nghiệp buộc phải tạm dừng Hợp đồng lao động (HĐLĐ).
1. Chậm trả lương
- Điều 97.4 BLLĐ cho phép DN được quyền chậm trả lương NLĐ không quá 30 ngày nếu có lý do bất khả kháng mà DN đã tìm mọi cách khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn theo thỏa thuận trong HĐLĐ hay TƯLĐTT, nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi mà DN mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
- Điều 156.1 BLDS 2015 có quy định “"Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép".
2. Điều chỉnh chính sách nghỉ hằng năm linh hoạt
- Điều 113.4 BLLĐ cho phép DN được quyền quy định lịch nghỉ hằng năm của NLĐ sau khi tham khảo ý kiến của NLĐ và phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý để NLĐ có thể sắp xếp sử dụng hiệu quả quỹ thời gian các ngày nghỉ hằng năm của họ. Có những DN, vì tính chất đặc thù của hoạt động sản xuất, kinh doanh, thường công bố trước lịch nghỉ hằng năm cho NLĐ trong một khoảng thời gian hợp lý và có sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở, thông thường được gọi chung là “Kế hoạch nghỉ hằng năm” hoặc “Lịch nghỉ hằng năm” và NLĐ sẽ dựa vào lịch này để xin nghỉ phép hằng năm của họ. Còn ngược lại, nếu DN nào không đưa ra bất kỳ kế hoạch nghỉ hằng năm nào thì theo các quy định trong NQLĐ của DN, NLĐ nào muốn nghỉ phép hằng năm thì sẽ có thỏa thuận riêng với DN miễn sao thỏa thuận đó phải nằm trong phạm vi áp dụng của NQLĐ
- DN có thể linh hoạt thỏa thuận với NLĐ để điều chỉnh chính sách nghỉ phép hằng năm sao cho phù hợp hoặc kết hợp với chính sách làm việc trực tuyến linh hoạt hơn để NLĐ vừa có thể duy trì công việc nhưng đồng thời cũng có thể hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình
3. Tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất
- Chi trả BHXH bắt buộc là một khoản chi phí mà DN có nghĩa vụ phải thực hiện theo Điều 88.1 Luật BHXH 2014. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, DN có thể cân nhắc tạm hoãn việc đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất như một phương án giảm chi phí hoạt động cho DN. Theo đó, Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 và Nghị quyết 68/2021 ngày 01/07/2021 đã quy định điều kiện để DN được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất, cụ thể như sau: (i) DN nào đã đóng đủ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ đến hết tháng 4/2021; và (ii) DN bị giảm 15% lao động tại tháng DN lập hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất so với số lao động của đơn vị tháng 4/2021. Thời gian được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất là 06 tháng kể từ ngày DN nộp hồ sơ đề nghị. Đối với DN nào đã được giải quyết tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện và được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thì được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất trong vòng 12 tháng.
- Bên cạnh đó, DN được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ BHTNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022), bao gồm cả các DN được thành lập mới từ sau ngày 01/7/2021. Đối với quỹ ốm đau, thai sản, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, DN phải thực hiện đóng như bình thường.
- Ngoài ra Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/202: NSDLĐ được giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN. Thời gian thực hiện giảm mức đóng là 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022
4. Tạm hoãn, cắt, giảm thưởng
- Khi thực hiện phương án này, DN cần điều chỉnh quy chế thưởng của DN thông qua tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Bên cạnh đó, DN cũng có thể điều chỉnh quy định thưởng đến từng NLĐ (nếu DN không có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở) và quy định thưởng được ghi trong HĐLĐ bằng cách thỏa thuận riêng với NLĐ để sửa đổi nội dung về quy định thưởng bằng phụ lục HĐLĐ. Lưu ý rằng, DN phải tham khảo ý kiến của NLĐ nếu DN muốn tạm hoãn, cắt giảm hoặc hủy bỏ tiền thưởng, trừ khi tiền thưởng theo quy định thưởng hoặc chính sách thưởng theo thỏa thuận được xác định là hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của DN tại từng thời điểm.
5. Tạm thời chuyển NLĐ sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động
- DN xem xét tạm chuyển NLĐ sang làm một công việc khác so với công việc ghi trong HĐLĐ để đáp ứng những nhu cầu kịp thời cho việc sản xuất, kinh doanh và chuyển những NLĐ nào có khối lượng công việc giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
- Các bước cần thực hiện để tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với công việc ghi trong hợp đồng lao động:
- Bước 1: DN cần chứng minh tình hình hiện tại là cần thiết để tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ
- Bước 2: Thông báo cho NLĐ về việc tạm thời chuyển đổi công việc này trước ít nhất 03 ngày làm việc
- Bước 3: Tiến hành thoả thuận với NLĐ về sự điều chuyển này, đồng thời thông báo rõ thời hạn làm việc, vị trí làm việc tạm thời cũng như mức tiền lương cho NLĐ.
- Nếu NLĐ không đồng ý với việc phải tạm thời làm công việc khác so với công việc được ghi trong HĐLĐ quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà điđến quyết định ngừng việc thì DN phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của BLLĐ
6. Thoả thuận giảm thời giờ làm việc
- Thời giờ làm việc là khoảng thời gian mà NLĐ sử dụng để thực hiện nghĩa vụ lao động theo HĐLĐ hoặc TƯLĐTT của DN. Căn cứ vào các quy định có liên quan của BLLĐ, thời giờ làm việc bình thường của NLĐ trong 01 ngày sẽ không được quá 08 giờ và 01 tuần sẽ không quá 48 giờ. DN có quyền quy định thời giờ làm việc của NLĐ sẽ tính theo ngày hoặc theo tuần và phải báo trước cho NLĐ biết. Tiền lương là số tiền mà DN phải trả cho NLĐ theo thoả thuận đã giao kết trong HĐLĐ về một công việc cụ thể, theo năng suất và chất lượng công việc.
- Việc giảm thời giờ làm việc được thực hiện dựa trên sự thoả thuận giữa DN và NLĐ. NLĐ có nguyện vọng giảm thời giờ làm việc vì các lý do cá nhân, DN có thể quy định giờ làm việc và Chính phủ cũng khuyến khích DN sử dụng tuần làm việc 40 giờ cho NLĐ. Hai bên phải thương lượng để đi đến thoả thuận về việc giảm thời giờ làm việc cũng như xác định mức lương tương ứng đối với thời giờ làm việc mới.
- Khi NLĐ đã đi đến quyết định giảm thời gian làm việc, cần cụ thể hoá quy định trên bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ theo quy định tại Điều 33 của BLLĐ
7. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ là việc DN và NLĐ thống nhất ngừng việc thực hiện HĐLĐ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ có thể dựa vào thoả thuận của hai bên hoặc theo quy định của pháp luật. Việc DN và NLĐ thoả thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của HĐLĐ.
- Trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, NLĐ không được hưởng lương và các quyền, lợi ích có liên quan khác đã thỏa thuận trong HĐLĐ, chẳng hạn như hưởng các chế độ về nâng bậc, nâng lương, các thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ,… và không được hưởng BHXH nếu NLĐ không làm việc từ 14 ngày trở lên và không hưởng lương tháng đó (trừ NLĐ nữ nghỉ việc vì hưởng chế độ thai sản), trừ trường hợp hai bên có thoả thuận về việc NLĐ được hưởng lương và các quyền lợi lao động khác theo HĐLĐ.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc và DN phải nhận lại NLĐ làm việc theo như công việc đã giao kết trong HĐLĐ (nếu HĐLĐ còn thời hạn). Nếu DN từ chối nhận NLĐ trở lại làm việc, DN sẽ bị xem như vi phạm quy định pháp luật về việc thực hiện HĐLĐ
- Trong thời gian thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ, DN nào có tính chất công việc gắn liền với địa điểm kinh doanh chẳng hạn như sản xuất, lắp ráp sản phẩm không thể cho NLĐ thực hiện làm việc từ xa, DN có thể chọn một trong hai cách sau đây:(i) cho NLĐ ngừng việc vì lý do dịch bệnh nguy hiểm và tiến hành trả lương ngừng việc cho NLĐ; hoặc (ii) thực hiện tạm hoãn HĐLĐ
- DN cũng cần lưu ý thêm rằng, Chính phủ hiện có chính sách hỗ trợ đối với NLĐ nào phải tạm hoãn thực hiện HĐLĐ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 54, cụ thể: 1.855.000 đồng/người đối với NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày) và 3.710.000 đồng/người đối với trường hợp từ 01 tháng (30 ngày) trở lên. (Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg)
8. Thoả thuận ngừng việc
- Điều 99 của BLLĐ, lương ngừng việc là khoản tiền lương mà NLĐ nhận được vì lý do không làm việc nhưng không do lỗi của NLĐ, được tính theo quy dịnh pháp luật hoặc do thoả thuận giữa NLĐ với DN.
- Tiền lương ngừng việc trả cho NLĐ vì lý do tác động trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 được tính như sau:
- Ngừng việc dưới 14 ngày làm việc trở xuống, tiền lương ngừng việc được hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Ngừng việc trên 14 ngày, thoả thuận tiền lương 14 ngày đầu NLĐ được nhận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Nguồn tham khảo: Sổ tay lao động mùa dịch - Phuoc's Partner
Nội dung cùng chủ đề
Admin 20/3/2025 1164
Ngày 27/02/2025, MCG Talent Gene tổ chức Workshop Online "Tinh gọn để Phát triển" với sự tham gia của hơn 140 chuyên gia...
Admin 5/7/2024 429
Vào ngày 27-28/3/2024, module 5 với chủ đề “Xu hướng công nghệ trong L&D” đã được tổ chức với sự dẫn dắt của chuyên gia Phạm...
Admin 21/6/2024 935
Sự đa dạng đang dần trở thành xu hướng tất yếu, được các tổ chức trên toàn cầu ưu ái. Nhận thức rõ lợi ích to lớn mà sự đa...
Admin 20/6/2024 604
Module 4 của khóa học trực tuyến “Adaptive L&D” đã diễn ra và được dẫn dắt bởi chuyên gia Đỗ Thị Hương – Phó Giám đốc Ban...
Admin 26/4/2024 827
Ai cũng từng phàn nàn về sếp kém cỏi hay đồng nghiệp rắc rối, nhưng còn những nhân viên cấp dưới khiến bạn phát điên thì...
Admin 19/4/2024 551
Trong bối cảnh hiện nay, sự biến động khó lường về tài chính, công nghệ tác động tới mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bộ phận L&D...
Trưởng bộ phận Kinh doanh
Công ty Microtec Việt Nam
Cần hỗ trợ?
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình đăng ký hoặc có bất kỳ câu nào nào liên quan đến khóa học hãy gửi yêu cầu để được chăm sóc và hỗ trợ nhé!