- 5/11/2019
- Admin
- Mục: Tin tức
Recap: Hội thảo Kiểm soát lãng phí trong sản xuất
Buổi hội thảo “Kiểm soát lãng phí trong sản xuất” do MCG Talent Gene phối hợp tổ chức cùng công ty tư vấn Nhật Bản Dream Realizer tuần qua đã đón nhận được sự tham gia tích cực của hơn 130 đại biểu là các Giám đốc, Trưởng/phó phòng quản lý sản xuất từ hơn 40 doanh nghiệp/nhà máy.
Chương trình được chia sẻ bởi 2 chuyên gia trong nước và quốc tế giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản lý sản xuất:
- CHUYÊN GIA YASUHIRO HITARA - Giám đốc Dream Realizer Co., Ltd. Ông có trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực: Nâng cao năng suất, Xây dựng hệ thống quản lý công đoạn, Khắc phục tổn thất do thiết bị, Đào tạo quản lý tại hiện trường sản xuất, Cải tiến chất lượng công đoạn, Rút ngắn Lead-time, sản xuất, Xây dựng hệ thống sản xuất. Ông đã 2 lần nhận huy chương vàng trong Hội thi báo cáo kết quả cải tiến và phát triển kỹ thuật sản xuất của Tập đoàn Panasonic.
- CHUYÊN GIA LÊ TUẤN DŨNG - Giám đốc đào tạo quản lý sản xuất của MCG Talent Gene. Ông Dũng có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và bán hàng công nghiệp, từng đảm nhận các vị trí: Phó tổng giám đốc Dịch vụ sau bán hàng VinFast; Phó tổng giám đốc Dịch vụ sau bán hàng General Motors Việt Nam; Phó tổng trưởng phòng quản lý dịch vụ sau bán hàng Toyota Motors Việt Nam; Phụ trách Hỗ trợ kỹ thuật cho toàn bộ các nước ở Đông Nam Á của Tập đoàn Toyota; Chuyên viên tại Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Với chủ đề “Nhận diện lãng phí và phương pháp cải tiến trong sản xuất”, chuyên gia Yasuhiro Hirata chỉ ra điều quan trọng trong cải tiến đó là có ước mơ, quyết tâm thực hiện, nhận ra vấn đề và có mục tiêu. Ông Hirata giải thích rằng dù có phương pháp cải tiến/cải cách hay nhưng nếu không thực hiện vào đúng lúc cần thiết sẽ không còn ý nghĩa nữa do vậy thà “Vụng nhanh còn hơn khéo chậm” . Cải tiến trong sản xuất là giải quyết những chỗ chưa tốt, những chỗ còn lãng phí, gây tổn thất và tối ưu hóa từng phần.
Diễn giả người Nhật Bản Yasuhiro Hirata
Theo con số mà ông Hirata đưa ra, chỉ có 20% vận động của công nhân làm công việc đúng nghĩa trong khi 80% còn lại là lãng phí. Từ đó, ông phân loại lãng phí theo 3 nhóm: vận động, thao tác và không tạo ra giá trị gia tăng. Giải pháp cho các nhóm lãng phí được phân tích chi tiết theo 5S với những công thức dễ hiểu và dễ nhớ: Bỏ/Giảm/Đổi hay ít/Cùng/Ngắn/Dễ và Định vị/Định Vật/Định lượng. Theo chuyên gia chia sẻ, Kaizen cũng được biết đến như chìa khóa thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản trong chiến lược cạnh tranh toàn cầu. Hiện tại có rất nhiều công ty trên thế giới đang cố gắng áp dụng hiệu quả triết lý “Cải tiến liên tục” của người Nhật nhằm đối phó với những thách thức về môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, khó khăn kinh tế tăng lên, sự phát triển liên tục của công nghệ và các thay đổi về văn hóa – xã hội.
03 loại lãng phí trong công việc sản xuất: vận động, thao tác và không tạo ra giá trị gia tăng
Tiếp nối chương trình là phần chia sẻ của diễn giả Lê Tuấn Dũng về các cách thức tối ưu hóa chi phí trong từng công đoạn sản xuất, từ công đoạn phát triển sản phẩm, công đoạn tồn kho nguyên vật liệu, công đoạn sản xuất, công đoạn tồn kho thành phẩm cho đến tối ưu hóa nhân sự. Ở mỗi công đoạn, ông chỉ ra rõ những lãng phí mà các doanh nghiệp/ nhà máy thường gặp phải thông qua những câu chuyện thực tế và phương pháp tính toán cụ thể như Min/Max hay Just in Time, định mức tồn kho tiêu chuẩn, kế hoạch theo Build to Order hay Build to Stock. Từ đó, ông khuyến khích thực hiện giải pháp thúc đẩy văn hóa cải tiến trong doanh nghiệp và áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất. Kết thúc phần chia sẻ, một lần nữa, ông Dũng nhấn mạnh: “Chậm trễ cải tiến cũng là 1 loại lãng phí trong sản xuất.”
Chuyên gia Lê Tuấn Dũng chia sẻ về phương pháp giảm thiểu lãng phí trong từng công đoạn sản xuất
Khán giả vô cùng thích thú với những câu chuyện thực tế từ diễn giả
Chuyên gia Lê Tuấn Dũng đưa ra 08 loại lãng phí trong công đoạn sản xuất theo Triết lý Toyota
Phần hỏi đáp cuối chương trình diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi gắn với công việc thường ngày của các quản lý. Các câu hỏi được đặt ra liên tiếp và nhiều câu hỏi chưa được giải đáp hết tại hội thảo do giới hạn về thời gian tiếp tục được các diễn giả cập nhật trên Fanpage của MCG Talent Gene.
Phần Q&A giữa khán giả với các chuyên gia
Kết thúc buổi hội thảo, ông Nguyễn Anh Đức – giám đốc phát triển chương trình MCG Talent Gene gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các diễn giả và tất cả các đại biểu tham dự. MCG Talent Gene tin rằng sau buổi hội thảo này, các khách tham dự hội thảo sẽ có những ý tưởng/đề xuất để tiếp tục nhận diện và kiểm soát tốt các lãng phí trong sản xuất.
Các khách mời chụp hình kỷ niệm cùng diễn giả
#Manufacturing #Management #Seminar #MCGTG #MCGTalentGene
Nội dung cùng chủ đề
Admin 30/12/2024 189
Chương trình đào tạo tiên phong dành cho tư vấn viên thực hành ESG đã chính thức khép lại, ghi nhận những thành tựu vượt...
Admin 1/8/2024 121
Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD@NEU là chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học đầu tiên của Trường Đại học Kinh...
Admin 18/7/2024 294
Tháng 6-7/2024 đã diễn ra chương trình đào tạo “Lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả” dành cho 5 lớp học. Như vậy,...
Admin 17/7/2024 252
Ngày 10-11/07/2024 vừa qua, MCG phối hợp cùng Công ty CP Quản trị nguồn nhân lực TNTalent tổ chức khóa học “Trí...
Admin 3/7/2024 294
Tháng 6 này, chương trình đào tạo "Lãnh đạo kinh doanh hiệu quả" do Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) phối hợp cùng Công ty...
Admin 2/7/2024 236
Ngày 29/06/2024 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Đào tạo và Phát triển Nhân tài (MCG...
Trưởng phòng Nhân sự - PYS Travel
Học viên lớp L&D Professional
Cần hỗ trợ?
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình đăng ký hoặc có bất kỳ câu nào nào liên quan đến khóa học hãy gửi yêu cầu để được chăm sóc và hỗ trợ nhé!