• 10/4/2024
  • Admin
  • Mục: Kiến thức

Recap khóa đào tạo “Adaptive L&D”: Module 2 - Thiết kế trải nghiệm học tập nâng cao hiệu quả đào tạo (Phần 2)

Ở phần 1, Adaptive L&D đã mang đến cách hiểu đúng về Thiết kế trải nghiệm học tập (Learning Experience Design - LXD) và phương pháp thiết kế chương trình gắn với sự thấu hiểu người học. Đến với phần 2, giảng viên Phạm Thùy Linh đã dẫn giảng 2 nội dung quan trọng nhất của chuyên đề: “UX, UI & mối liên hệ với LXD” và “Các chiến lược thiết kế trải nghiệm học tập và phương pháp đánh giá hiệu quả thiết kế trải nghiệm học tập”

4. UX, UI và mối liên hệ với LXD

Trong ngôn ngữ thiết kế, UX là viết tắt của trải nghiệm người dùng (User Experience), UI là viết tắt của giao diện người dùng (User Interface) tập trung vào tính thẩm mỹ.

Trong đào tạo, UX là tất cả khía cạnh tương tác của học viên với trải nghiệm học tập, UI là tính thẩm mỹ của trải nghiệm học tập (giao diện, âm thanh tài liệu đào tạo, hệ thống e-learning,…) khi học viên tương tác với nó.

Theo mô hình nón kinh nghiệm của Dale, các hoạt động học tập được sắp xếp theo mức độ hiệu quả của hình thức học tới kết quả học tập, được chia thành 3 nhóm:

  • Học tập thông qua hành động: trải nghiệm thực tế
  • Học tập thông qua quan sát: hình ảnh, video, trưng bày,…
  • Học tập thông qua trừ tượng: ngôn ngữ, biểu tượng,… 

Khi kết hợp mô hình nón kinh nghiệm của Dale và 12 nguyên tắc học tập đa phương tiện bởi Richard Mayer, ta có mô hình tháp MOCA gợi ý cách kết hợp các hoạt động học từ những nhóm khác nhau để đảm bảo vừa học tập hiệu quả vừa tối ưu nguồn lực và kỳ vọng.

5. Các chiến lược thiết kế trải nghiệm học tập và đánh giá hiệu quả thiết kế trải nghiệm học tập

5.1. Chiến lược 1: Tập trung vào kiến thức

Trong chiến lược 1, người làm đào tạo cần:

  • Kiến thức phải thể hiện sự logic
  • Giảm tải nhận thức cho học viên bằng cách chia nhỏ kiến thức theo level và có khoảng nghỉ để học viên có thời gian thực hành, trải nghiệm, từ đó thật sự sở hữu kiến thức.
  • Yêu cầu học sinh xem xét lại những kiến thức đã có và đưa ra trước lớp, giảng viên sẽ là người hệ thống lại và đưa ra kiến thức.
  • Học tập dựa trên vấn đề
  • Thu hút sự chú ý của người học bằng những cách học qua phương tiện giải trí (phim, TV, trò chơi,…), đặt câu hỏi, tạo tương tác trong lớp, để học viên trải nghiệm

Dưới đây là ví dụ tạo sự thu hút bằng cách đặt tiêu đề thu hút sự chú ý của học viên:

 

  1.  

5.2. Chiến lược 2: Tập trung vào tạo động lực

Động lực học của học viên chịu ảnh hưởng bởi sự khác nhau giữa khả năng tưởng tượng giữa giảng viên và học viên, giữa học viên các cấp độ khác nhau. Cùng một vấn đề, giảng viên luôn tưởng tượng ra điều họ đang nói, nhưng điều này sẽ không đúng với học viên; một người chuyên gia sẽ cần ít nỗ lực để giải quyết hơn là một người mới hoàn toàn. Do đó, giảng viên Thùy Linh đã đưa ra phương pháp tạo động lực đối với Nhóm học sinh giỏi và Nhóm học sinh gặp thách thức.

 

 

 

Sử dụng hình mẫu gần gũi với đối tượng học viên sẽ khơi dậy cảm xúc và giúp học viên ghi nhớ lâu hơn.

  1.  

5.3. Chiến lược 3: Tập trung vào kỹ năng

Chương trình học nên cân bằng giữa trải nghiệm học tập cụ thể và trừu tượng. Để làm được điều đó, giảng viên Thùy Linh cung cấp tới lớp những công cụ:

  • Danh sách hoạt động/công cụ giúp mang thế giới tới lớp học
  • Mô hình FLOW – dòng chảy: cân bằng giữa năng lực và thách thức của học viên
  • Phương pháp hướng dẫn học viên thực hành
  • Chia nhỏ mục tiêu học tập đối với những kỹ năng không thể đạt được ngay lập tức
  • Tốc độ phân lớp của người học theo thứ tự từ dễ thay đổi nhất tới khó thay đổi nhất: Knowledge – Skill & Attitudes – Foundation

5.4. Chiến lược 4: Tập trung vào môi trường

Cải thiện môi trường là loại bỏ càng nhiều kiến thức mà người học không thực sự cần, thay vào đó để họ tập trung vào những việc mà chỉ họ mới có thể làm được. Việc thay đổi thiết kế môi trường có thể xóa khoảng cách về kiến thức hoặc kỹ năng. Để làm được điều đó, bộ phận đào tạo cần tự vấn các câu hỏi:

  1. Chúng ta có thể làm gì khác (ngoài việc đào tạo) để giúp người học thành công?
  2. Chúng ta có thể làm gì trước để mọi người sẵn sàng hơn? (chuẩn bị sẵn về môi trường)
  3. Chúng ta có thể làm gì sau đó để củng cố sau đào tạo?

5.5. Chiến lược 5: Tập trung vào thói quen

Thói quen là hành vi có được khi thường xuyên thực hiện cho đến khi nó trở thành hành vi thực hiện vô điều kiện. Sự khác biệt giữa thành tích yếu và thành tích cao có thể bắt nguồn từ thói quen, ngay cả khi đã có sẵn kiến thức, kỹ năng và động lực. Để hình thành một thói quen đòi hỏi phải thực hành và phản hồi thường xuyên.

Thói quen đã sẵn có sẽ rất khó thay đổi. Để thay đổi thói quen, cần thực hiện phân tích công việc: yếu tố thói quen, hành vi và môi trường của học viên. Thay đổi môi trường, thu hẹp thói quen và xâu chuỗi một thói quen mới vào một hành vi hiện có thể làm tăng khả năng hình thành thói quen đó. VD: Hiệu suất làm việc của nhân viên sales được xác định là chịu ảnh hưởng từ việc những nhân viên này bắt đầu ngày làm việc bằng cách mở mạng xã hội thay vì danh sách khách hàng, bộ phận đào tạo có thể thay đổi môi trường là tạo 1 nhắc nhở để nhân viên sales hình thành dần thói quen kiểm tra data khách hàng mỗi khi tới công ty.

Phần cuối bài giảng là chủ đề rất quan trọng: đánh giá hiệu quả xây dựng trải nghiệm học tập. Trước tiên, giảng viên nhắc lại kiến thức:

  • Để đánh giá hiệu qủa học tập: Kick Patrick
  • Để đánh giá xây dựng trải nghiệm học tập: UX, UI

Mô hình được cung cấp giúp bộ phận đào tạo xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá tương ứng với cấp độ học tập nào trên con đường học tập của học viên.

Theo đó, bối cảnh của hoạt động đào tạo được chia thành 3 phần:

  • Training Intervention – Sự can thiệp của đào tạo
  • Performance Situation – Môi trường, hiệu suất công việc
  • Learning outcomes – Hiệu quả đào tạo

04 con đường học tập gồm những bước:

  • Learning - Học viên xây dựng hiểu biết thông qua đào tạo
  • Remembering - Ghi nhớ qua quá trình làm việc
  • On-the-job learning & performace: Ứng dụng trong công việc
  • Individual & Organizational results: Tạo ra hiệu suất, kết quả cho cá nhân, tổ chức

03 vùng gồm:

  • Learning Zone – Vùng học tập
  • Trigger Zone – Vùng kích hoạt học tập
  • Performance Zone – Vùng hiệu suất công việc
  • Result Zone – Vùng Kết quả

 

Trong phần Q&A cùng học viên, một số tips để bài giảng thu hút, hiệu quả hơn được đưa ra như sau:

  • Hạn chế xây dựng tình huống ở ngôi thứ 3 khiến bối cảnh tách rời với học viên
  • Trong các tình huống, đưa cảm xúc và áp lực để bối cảnh gần với thực tiễn nhất có thể
  • Để biến trải nghiệm học tập thành bối cảnh cao:
  • Đối với E-learning: đưa vào các video tương tác
  • Đối với học tập trung: Role play, áp dụng những kiến thức thiết kế trải nghiệm học tập đã học: yêu cầu học viên xem xét kiến thức đã có, tự liệt kê những tình huống từ trải nghiệm thực tế đã có của mình
  • Trong E-learning, để tránh học thụ động, bộ phận L&D rất cần đo xu hướng tương tác của học viên đối với các video (VD: những nút bấm, thời gian học viên dành cho nội dung,…); thiết kế cách phản hồi khi học viên đưa ra đáp án, bởi đó là khoảnh khắc hoạc viên nhớ được bài giảng (VD: Khi học viên đưa ra đáp án sai lần 1, hệ thống báo sai và đưa ra gợi ý tư duy; đối với đáp án sai lần 2: báo sai và đưa lời giải,…).

MCG Talent Gene xin chân thành cảm ơn sự tham gia của Giảng viên Phạm Thùy Linh và những đóng góp tích cực của tất cả các Anh/Chị học viên!

Nội dung cùng chủ đề

Gửi yêu cầu đào tạo
Bắt buộc điền, chọn các trường có dấu (*)
  • * Quý danh

    Anh    Chị
  • Chấp nhận điều khoản của chúng tôi
Các công cụ giao việc và kỹ năng quản lý hiệu quả như kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng truyền lửa tạo động lực giúp tôi giao việc cho nhân viên hiệu quả hơn.
Chị Phạm Thị Chinh Hà
Chị Phạm Thị Chinh Hà

Giám đốc SeABank Thành Công
Học viên khóa online “Kỹ năng giao việc và quản lý thực hiện công việc” – T8/2021

Cần hỗ trợ?

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình đăng ký hoặc có bất kỳ câu nào nào liên quan đến khóa học hãy gửi yêu cầu để được chăm sóc và hỗ trợ nhé!

Facebook Chat