• 1/4/2024
  • Admin
  • Mục: Kiến thức

Đội ngũ toàn nhân viên “Hạng A” – Nên hay không nên?

Bất kỳ người quản lý nào cũng mong muốn có thể mang về dưới trướng mình những “tài năng hàng đầu”. Tuy nhiên, thực tế “phũ phàng” đã khiến họ nhận ra rằng việc cố gắng tìm kiếm và duy trì một đội ngũ nhân viên hạng A là điều gần như không thể. Hơn nữa, luôn có sự chênh lệch về các tiêu chí để xác định nhân viên hạng A giữa các tổ chức, thậm chí là chênh lệch giữa những nhà lãnh đạo trong cùng một tổ chức.

Dự án Aristotle, một nghiên cứu của Google về hiệu suất làm việc nhóm, đã chỉ ra rằng tập trung quá nhiều vào "nhân viên xuất sắc" (hạng A) có thể dẫn đến việc bỏ qua tiềm năng to lớn mà "nhân viên trung bình" (hạng B) mang lại cho tổ chức. “Nhân viên hạng A” có kỹ năng chuyên môn cao, hoàn thành công việc một cách xuất sắc; nhưng đôi khi họ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp, thiếu hợp tác với đồng nghiệp, hoặc chỉ tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu cá nhân. Còn “Nhân viên hạng B” có thể không xuất sắc bằng, nhưng họ thường ít quan tâm đến việc thăng tiến, có khả năng thích nghi tốt với văn hóa công ty, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp và phục vụ khách hàng một cách hiệu quả.

Vậy, làm thế nào để hỗ trợ nhân viên hạng B hoàn thành tốt công việc và trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ? Dưới đây là 4 gợi ý dành cho nhà quản lý.

Tôn trọng cá tính và phong cách làm việc của mỗi nhân viên

Hãy dụng công, bỏ tâm sức để tìm hiểu về sở thích, quan điểm và phong cách làm việc của nhân viên. Lưu ý là đừng bỏ qua những nhân viên hướng nội hay những người ít thể hiện bản thân. Bởi họ mang trong mình tiềm năng đặc biệt cần bạn khai phá.

Trên thực tế, đây không phải điều dễ thực hiện. Phần lớn các nhà quản lý dễ bị thu hút bởi những nhân viên hoạt ngôn, năng nổ và biết cách thu hút sự chú ý. Còn những người trầm tính, ít nói nhưng luôn âm thầm hoàn thành xuất sắc công việc lại dễ bị bỏ qua. Người ta chỉ nhận ra giá trị của nhóm nhân viên này khi họ đã rời bỏ tổ chức và không ai đảm đương công việc họ để lại.

Giao việc đúng thế mạnh nhân viên

Nhân viên sẽ khó có thể phát huy hết khả năng nếu phải làm một công việc không phù hợp với năng lực. Một người có chuyên môn tốt nhưng lại không giỏi điều phối và giao tiếp sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải liên tục trao đổi, thống nhất với những bên liên quan. Việc này như thể "ác mộng" với họ, khiến họ mất tập trung và không thể phát huy năng lực. Thay vào đó, hãy giao cho họ những công việc khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Tạo cho họ môi trường làm việc độc lập, ít phiền nhiễu để họ có thể tập trung tối đa. Khi đó, họ sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và mang lại kết quả tốt nhất cho bạn.

Giúp nhân viên trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ

Nhiều nhân viên sở hữu tiềm năng phát triển vượt trội, nhưng lại bị kìm hãm thiếu sự tự tin. Điều này dẫn đến một vòng luẩn quẩn: sự rụt rè khiến họ không được giao trọng trách, và thiếu cơ hội thử thách lại càng làm giảm tự tin của họ. Nhiều tổ chức gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân sự cấp cao khi lãnh đạo chủ chốt nghỉ hưu hoặc rời đi. Việc tuyển dụng từ bên ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro và chi phí cao. Trong khi đó, nhân viên kỳ cựu, vốn có năng lực và kinh nghiệm dày dặn, có thể duy trì hoạt động của nhóm lại thiếu tự tin và luôn phủ nhận bản thân. Do đó, bất kỳ nhân viên nào, tại bất kỳ thời điểm nào cũng cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và tin tưởng từ người lãnh đạo và tổ chức; để họ có thể dũng cảm vượt khỏi vùng an toàn và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân

Thúc đẩy nhân viên chủ động trong công việc

Một trong những lý do chính khiến nhân viên không phát triển được năng lực là sự không chủ động trong công việc. Nhân viên hạng B thường có thói quen chờ đợi sự hướng dẫn thay vì chủ động hành động. Họ sẽ chỉ phát huy năng lực khi được khuyến khích hoàn thành nhiệm vụ hoặc đóng góp cho công ty. Bởi vậy, hãy tạo môi trường cởi mở để nhân viên thể hiện ý tưởng và đóng góp cho tổ chức, cũng như hỗ trợ họ thực hiện kế hoạch và đạt được mục tiêu.

Không phải tất cả nhân viên đều có thể trở thành “nhân viên hạng A”, và việc chỉ mong muốn làm việc với những nhân viên hạng A là không thực tế. Hãy sử dụng những tips phía trên để giúp nhân viên phát huy hết khả năng của họ. Bằng cách đó, bạn sẽ đảm bảo rằng toàn bộ nhóm có thể đạt được hiệu suất xuất sắc (A+). 

Nguồn tham khảo: HBR Guide to Being a Great Boss

 

Đọc thêm: Chìa khóa quản lý nhân viên xuất sắc: Bí quyết và Chiến lược

                 Giúp đỡ nhân viên có hiệu suất chưa cao

Nội dung cùng chủ đề

Gửi yêu cầu đào tạo
Bắt buộc điền, chọn các trường có dấu (*)
  • * Quý danh

    Anh    Chị
  • Chấp nhận điều khoản của chúng tôi
Mình mới bước chân vào nghề L&D được hơn 1 năm và cảm thấy rất non trẻ trong nghề. Sau khi nghe các chia sẻ từ giảng viên, mình cảm thấy rõ ràng hơn về lộ trình nghề nghiệp và được tiếp thêm niềm đam mê.
Chị Nguyễn Bích Ngọc
Chị Nguyễn Bích Ngọc

Chuyên viên đào tạo - VIB
Học viên lớp L&D Professional

Cần hỗ trợ?

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình đăng ký hoặc có bất kỳ câu nào nào liên quan đến khóa học hãy gửi yêu cầu để được chăm sóc và hỗ trợ nhé!

Facebook Chat