- 18/8/2023
- Admin
- Mục: Kiến thức
Điểm khác biệt giữa nhà quản lý tốt và nhà quản lý xuất sắc: Bạn là ai? (Kì 2)
Ở Kì 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu 03 nhiệm vụ cốt lõi của nhà quản lý. Vậy, để trở thành nhà quản lý xuất sắc, bạn cần làm gì? Bạn cần rèn luyện những kỹ năng nào? Bạn sẽ chỉ có thể tiến bộ từ kinh nghiệm và những sai lầm của chính mình: cố gắng học hỏi, quan sát và tương tác với mọi người; thử nghiệm và (đôi khi) bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Sau đó, hãy tự đánh giá mình dựa trên 03 nhiệm vụ cốt lõi của nhà quản lý thật nhiều lần. Và trên hết, hãy chịu trách nhiệm cho sự phát triển của mình; vì suy cho cùng, sự phát triển chỉ đến từ nỗ lực của chính bản thân bạn.
Vậy việc bạn có thể làm là gì?
Nếu không tự ý thức về hành động của mình, bạn sẽ không thể tiến bộ. Trước khi bắt đầu kinh doanh, người ta thường vạch ra một kế hoạch cụ thể, gồm nhiều bước nhỏ, kèm theo các cột mốc quan trọng. Hãy thực hiện tương tự khi xây dựng kế hoạch phát triển bản thân.
- Đặt ra cho mình những mục tiêu.
- Hỏi xin đánh giá và nhận xét của mọi người xung quanh về bạn.
- Tích cực tham gia các chương trình đào tạo của công ty.
- Tạo dựng mối quan hệ với những người đáng tin cậy, họ là hình mẫu bạn muốn trở thành và là mentor của bạn.
- Khai thác điểm mạnh của bản thân để tạo ra kinh nghiệm và sự phát triển.
Có lẽ, những lời khuyên này không mới và không thể phủ nhận. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần lồng ghép sự học hỏi vào công việc hàng ngày của chính mình.
Đề giúp bạn làm được điều đó, chúng tôi gợi ý một phương pháp đơn giản, bao gồm 03 bước: Chuẩn bị (Prep) - Thực hiện (Do) - Đánh giá (Review).
Bước 1: Chuẩn bị (Prep)
Mỗi buổi sáng, hãy bắt đầu ngày mới bằng việc điểm qua các công việc trong ngày. Đối với mỗi công việc, hãy tự hỏi bạn có thể làm gì để phát triển khả năng quản lý của mình; và đặc biệt, bạn có thể đạt được mục tiêu phát triển cá nhân của mình thông qua những công việc đó như thế nào.
Chẳng hạn, bạn có thể giao một công việc mà bạn thường tự làm cho một thành viên – hãy suy nghĩ xem: Tôi nên giao cho ai?, Tôi cần hỏi người đó những gì?, Tôi cần đặt ra những quy định hoặc giới hạn nào?, Tôi cần hướng dẫn thành viên đó những gì? Khi một công việc phát sinh bất ngờ, hãy suy nghĩ theo cách tương tự. Trước khi đưa ra bất kỳ hành động nào, hãy ngừng lại một chút và suy nghĩ xem: nếu làm như này, liệu tôi có thể tiến bộ hơn không. Hãy thử thách bản thân. Bạn sẽ không thể học hỏi nếu không thoát khỏi những thói quen quen thuộc và thử nghiệm những cách làm mới.
Bước 2: Thực hiện (Do)
Hãy liên tục cải tiến công việc hàng ngày, phát triển phương pháp làm việc mới để nâng cao năng suất. Và quan trọng nhất là, phải thật quyết tâm! Ví dụ, nếu bạn có thói quen né tránh xung đột và tranh luận, thậm chí là cả các tranh luận mang tính xây dựng, hãy luôn tự nhắc nhở bản thân phải kiềm chế, cứ để tranh luận diễn ra, và chỉ can thiệp nếu cuộc tranh luận ấy dần trở nên gay gắt, mọi người bắt đầu công kích cá nhân nhau hoặc các ý kiến được đưa ra bị phủ nhận hoặc ngó lơ. Bởi biết đâu, những ý tưởng nảy sinh trong cuộc tranh luận có thể mang tới một giải pháp tối ưu hơn cho nhóm của bạn.
Bước 3: Đánh giá (Review)
Sau khi hành động, hãy tự đánh giá: Tôi đã làm gì?, và Kết quả là gì? Đây là lúc mà bạn thật sự học hỏi. Việc tự đánh giá vô cùng quan trọng và tốt hơn hết, bạn nên có thói quen tự đánh giá. Chẳng hạn, vào cuối ngày, trên đường về nhà, hãy dành ra một khoảng thời gian và tự hỏi: Những hành động nào của tôi đã mang lại hiệu quả tốt? Tôi có thể làm khác đi không? Hãy tự nhớ lại những cuộc hội thoại; so sánh những gì bạn đã làm được với những gì bạn có thể làm nếu bạn trở thành hình mẫu người quản lý mà bạn hướng tới. Bạn đã làm chưa tốt ở chỗ nào, và chưa tốt ra sao? Bạn đã thực hiện phương pháp nào mới chưa? Hay nói cách khác, bạn có tiến bộ trên hành trình của mình không?
Một số nhà quản lý ghi chép lại cách họ sử dụng thời gian, cùng với những bài học họ rút ra trong ngày, trong tuần. Một giám đốc điều hành, phụ trách chiến lược toàn cầu hóa của công ty, kể với chúng tôi rằng vào thứ Sáu hàng tuần, anh ấy ghi lại những suy nghĩ về một tuần đã qua. Anh ấy nói, trong vòng sáu tuần, anh ấy đã hình thành thói quen nói không với những việc “không quan trọng và không cấp thiết”. Nhờ đó, anh ấy có thời gian làm việc với những bộ phận và nhân sự chủ chốt trong công ty và bắt tay vào xây dựng chiến lược.
Nếu bạn nhận thấy bản thân vẫn cần tiến bộ hơn nữa, đó là dấu hiệu của động lực, và đừng nản lòng. Bạn có thể trở thành bất cứ ai hay bất cứ điều gì bạn muốn trở thành. Nhưng bạn phải nghiêm túc với chính mình khi tự đánh giá bản thân trong việc thực hiện 03 nhiệm vụ cốt lõi của nhà quản lý.
Nguồn tham khảo: HBR Guide to Being a Great Boss
Nội dung cùng chủ đề
Admin 5/10/2023 192
Các nghiên cứu cho thấy đưa ra phản hồi là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp nhân viên phát triển và tiến bộ. Phản...
Admin 23/9/2023 197
“Mình là một người lắng nghe tốt”, chắc hẳn đã có lúc bạn nghĩ như vậy. Không chỉ mình bạn mà hầu hết mọi người đều đã và...
Admin 11/9/2023 240
Bất đồng là điều khó tránh khỏi trong bất cứ đội nhóm nào. Sự khác nhau về mối quan tâm, nhu cầu, lợi ích và kế hoạch có...
Admin 6/9/2023 248
Trong thế kỷ 21, thành công trong sự nghiệp phụ thuộc vào việc bạn có thể liên tục kiến tạo và lan tỏa cảm xúc tích cực hay...
Admin 6/9/2023 241
Thời đại chia sẻ thông tin ngày nay giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn bao giờ hết. Đồng nghiệp, cấp trên hay nhân...
Admin 23/8/2023 407
Niềm tin là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì hiệu suất làm việc cao của nhóm. Niềm tin tạo nền tảng cho sự giao tiếp...
Trưởng bộ phận Kinh doanh
Công ty Microtec Việt Nam
Cần hỗ trợ?
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình đăng ký hoặc có bất kỳ câu nào nào liên quan đến khóa học hãy gửi yêu cầu để được chăm sóc và hỗ trợ nhé!